Huấn Dụ 1993 tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới VIII tối Thứ Bảy 14/8

ở Cherry Creek State Park, Denver, Colorado, Hoa-Kỳ 

 

Tôi đến cho chiên được sự sống

và được một sự sống viên măn 

 

 

Phần Nhất 

“Tôi đến để chúng được sự sống và được một sự sống viên măn”

(Jn.10:10)

 

 

N

hững lời của Chúa Kitô trên đây tối nay nói với các con là giới trẻ đang tụ họp để tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới.

 

Chúa Giêsu nói những lời này trong dụ ngôn Vị Mục Tử Nhân Lành. Vị Mục Tử Nhân Lành: một h́nh ảnh về Thiên Chúa tuyệt vời biết bao! H́nh ảnh này truyền đạt một cái ǵ đó sâu xa và tư riêng về cách thức Thiên Chúa chăm sóc cho tất cả những ǵ Ngài đă dựng nên. Nơi các đô thị tân tiến, các con khó có thể thấy được một người mục tử canh chừng đàn vật. Thế nhưng, chúng ta có thể trở về với truyền thống của Cựu Ước, gốc rễ lâu đời của dụ ngôn này, để hiểu được việc chăm sóc dịu dàng của người mục tử đối với chiên của ḿnh.

 

Thánh Vịnh nói: “Chúa là mục tử của tôi, tôi không c̣n thiếu thốn chi” (Ps.23:1). Chúa, vị mục tử, là Thiên Chúa Giavê. Ngài là Đấng đă giải thoát dân Ngài khỏi bị áp bức nơi miền đất lưu đầy. Ngài là Đấng tự tỏ ḿnh ra trên Núi Sinai như vị Thiên Chúa của giao ước: “Nếu các ngươi nghe tiếng Ta và giữ giao ước của Ta, các ngươi sẽ là sở hữu của Ta giữa tất cả mọi dân nước; v́ tất cả trái đất này là của Ta” (Ex.19:5).

 

Thiên Chúa là đấng hóa công của tất cả mọi sự hiện hữu. Ngài đặt người nam và người nữ: “Ngài đă dựng nên họ có nam có nữ” (Gn.1:27), trên trái đất được Ngài tạo thành. “Thiên Chúa đă chúc lành cho họ, Thiên Chúa nói  cùng họ: ‘Hăy sinh sôi nẩy nở tràn lan mặt đất và làm chủ nó; và hăy cai quản ... mọi sinh vật di động trên mặt đất’” (ibid., 28).

 

2-         Vị trí đặc biệt của loài người trong tất cả mọi sự, đó là Thiên Chúa cho bản thân họ được chia sẻ vào mối quan tâm và quan pḥng của Thiên Chúa đối với toàn thể tạo vật. Vị Tạo Hóa đă trao phó thế giới cho chúng ta như một ân ban và là một trách nhiệm. Ngài là Đấng quan pḥng hằng sống, là Đấng hướng dẫn toàn thể vũ trụ hướng về cùng đích của nó, dựng nên chúng ta theo h́nh ảnh và tương tự như Ngài, để cả chúng ta cũng được trở nên một “quan pḥng viên” – một quan pḥng viên khôn ngoan và tinh tường, khi chúng ta hướng dẫn việc phát triển của con người cùng với việc phát triển của thế giới theo con đường ḥa hợp với ư muốn của Đấng Hóa Công, cho phúc lợi của gia đ́nh nhân loại và cho việc làm hoàn trọn ơn gọi siêu việt của từng người.

 

3-         (Đức Thánh Cha nói bằng tiếng Tây Ban Nha): Tuy nhiên, có hằng triệu con người nam nữ sống vô nghĩa bởi những ǵ họ làm và những ǵ xẩy ra cho họ. Tối hôm nay, ở nơi đây, tại Cherry Creek State Park của Denver này, các con đại diện giới trẻ thế giới, mang theo tất cả mọi vấn nạn giới trẻ cần hỏi và có quyền hỏi, trong giai đoạn vào cuối thế kỷ 20 này.

 

Đề tài của chúng ta là sự sống, và sự sống th́ đầy những huyền nhiệm. Khoa học và kỹ thuật đă tiến bộ khủng khiếp trong việc khám phá ra những bí mật nơi sự sống tự nhiên của chúng ta, thế nhưng, cảm nghiệm riêng tư của chúng ta, dù chỉ sơ sài quan sát, cũng chứng tỏ cho thấy là c̣n có nhiều chiều kích khác nữa đối với việc hiện hữu cá nhân cũng như cộng đồng của chúng ta trên hành tinh này. Tâm can khắc khoải của chúng ta vượt ra ngoài giới hạn của ḿnh, bằng đôi cánh của khả năng suy tư và yêu mến: suy tư và yêu mến cái vô lường, cái vô cùng bất tận, cái mô thức tuyệt đối và tối cao của Hữu Thể. Cái nh́n nội tâm của chúng ta vươn tới những chân trời vô hạn của những ǵ chúng ta hy vọng và khát vọng. Thế rồi, giữa tất cả mọi mẫu thuẫn của cuộc sống, chúng ta t́m kiếm cái ư nghĩa đích thực của sự sống. Chúng ta thắc mắc và đặt ra vấn đề Tại Sao?

Tại sao tôi lại ở trên đời này?

Tại sao tôi chỉ hơi sống vậy thôi?

Tôi cần phải làm ǵ đây?

 

Không phải chỉ có một ḿnh các con mới đặt ra những vấn đề này. Cả khối nhân loại cảm thấy có một nhu cầu đ̣i hỏi cần phải hiến cho thế giới, đang càng ngày càng phức tạp và khó khăn trong việc chiếm hưởng hạnh phúc, một ư nghĩa và mục đích. Các vị giám mục trên thế giới họp Công Đồng Chung Vaticanô II đă diễn tả t́nh trạng này như sau: “Dưới bề mặt nổi nang nơi t́nh trạng phát triển tân tiến của thế giới này, vẫn có một số người, càng ngày càng nhiều hơn bao giờ hết, đang nêu lên những vấn đề nền tảng nhất... Con người là ai? Tại sao sầu đau, sự dữ, sự chết vẫn tiếp tục xẩy ra, cho dù con người đạt tới mức tiến bộ rất cao?... Con người có thể làm ǵ cho xă hội? Họ mong đợi ǵ nơi xă hội? Sau cuộc sống trần gian này là ǵ?” (Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng Gaudium et Spes, đoạn 10)

 

Không biết đặt ra những vấn nạn căn bản này là làm mất đi một cuộc thám hiểm hào hứng trong việc t́m kiếm sự thật về sự sống.

 

4-         (Đức Thánh Cha nói bằng tiếng Anh):  Các con biết rằng, thật là dễ dàng để tránh né những vấn nạn trọng yếu này. Thế nhưng, việc các con hiện diện nơi đây chứng tỏ rằng các con không tránh né thực tại và trách nhiệm!

 

Các con chăm sóc cho tặng ân sự sống Thiên Chúa ban cho các con. Các con tin cậy nơi Chúa Kitô khi Người nói rằng: “Tôi đến cho chúng được sự sống và được một sự sống viên măn” (Jn.10:10).

 

Đêm canh thức của chúng ta bắt đầu bằng tác động tin tưởng vào những lời của Vị Mục Tử Nhân Lành nói. Nơi Chúa Giêsu Kitô, Chúa Cha cho chúng ta thấy tất cả sự thật về việc tạo dựng. Chúng ta tin rằng, nơi cuộc sống, sự chết và phục sinh của Chúa Giêsu, Chúa Cha đă mạc khải cho chúng ta thấy tất cả t́nh yêu Ngài dành cho nhân loại. Đó là lư do tại sao Chúa Kitô gọi ḿnh là “cửa chiên” (Jn.10:7). Là cửa, Người đứng canh các thứ được trao phó cho Người. Người dẫn chúng đến đồng cỏ xanh tươi: “Tôi là cửa. Ai qua Tôi mà vào sẽ được an toàn. Họ sẽ ra vào và t́m thấy đồng cỏ” (Jn.10:9).

 

Chúa Giêsu Kitô thực sự là vị mục tử của thế giới. Tâm can của chúng ta phải mở ra trước lời của Người. Chính v́ thế chúng ta đă đến với đại hội giới trẻ thế giới này: từ mọi tiểu bang và giáo phận ở Hoa Kỳ, từ khắp nơi ở Mỹ Châu, từ mọi điạ lục – tất cả đă đại diện ở nơi đây, bằng những lá cờ được các vị đại biểu của các con phác họa, để tỏ ra rằng, không một ai đến đây buổi tối hôm nay là người lạ mặt cả. Tất cả chúng ta là một trong Chúa Kitô. Chúa đă dẫn dắt chúng ta như Người dẫn dắt đàn chiên của Người:

 

Chúa là mục tử của chúng tôi; chúng tôi không c̣n thiếu thốn chi.

Trên đồng cỏ xanh tươi, Người thả chúng tôi nghỉ ngơi.

Người dẫn chúng tôi đến gịng nước mát;

Người bồi dưỡng tâm hồn chúng tôi.

Dù bước chúng tôi có bước đi trong thung lũng tối

Chúng tôi cũng không sợ sự dữ; v́ Người ở bên chúng tôi.

Người tăng sức cho chúng tôi (x.Ps.23)         

 

Để cùng nhau suy niệm về sự sống Chúa Giêsu đă hiến ban cho chúng ta, Cha xin các con hăy can đảm dấn thân cho chân lư. Các con hăy can đảm tin tưởng vào tin mừng về sự sống Chúa Giêsu đă dạy trong Phúc Âm. Các con hăy mở trí khôn và cơi ḷng trước vẻ đẹp của tất cả những ǵ Thiên Chúa đă tạo nên, cũng như cho t́nh yêu đặc biệt riêng tư của Ngài đối với mỗi một người trong các con.

 

Hỡi giới trẻ của thế giới, các con hăy nghe tiếng Người!

 

Các con hăy nghe tiếng Người và hăy đi theo Người!

 

Chỉ có Vị Mục Tử Nhân Lành mới dẫn các con tới sự thật trọn vẹn về sự sống mà thôi.

 

 

Phần Hai

 

I

 

T

ới đây, giới trẻ họp nhau ở Denver hỏi rằng Đức Giáo Hoàng sẽ nói ǵ về sự sống vậy?

 

Những lời của Cha sẽ là lời tuyên xưng đức tin của Thánh Phêrô, vị giáo hoàng tiên khởi. Sứ điệp của Cha chính là những ǵ đă được lưu truyền từ ban đầu, v́ nó không phải là của Cha, mà là tin mừng của chính Chúa Giêsu Kitô.

 

Tân Ước cho thấy Simon – vị được Chúa Giêsu gọi là Phêrô, là đá – như một người môn đệ đam mê nhiệt huyết của Chúa Kitô. Thế nhưng, ông cũng đă tỏ ra lưỡng lự, để rồi, vào giây phút quyết liệt, ông thậm chí đă chối rằng ông là môn đệ của Chúa Giêsu. Tuy nhiên, bất chấp nỗi yếu hèn loài người, Phêrô đă là người môn đệ đầu tiên công khai tuyên xưng trọn vẹn đức tin vào Thày của ḿnh. Một ngày kia, Chúa Giêsu hỏi “Các con cho rằng Thày là ai?”. Phêrô đă trả lời: “Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt.16:16).

 

Khởi đi từ Thánh Phêrô, chứng nhân tông truyền tiên khởi, đoàn lũ chứng nhân nam nữ, trẻ già, ở mọi quốc gia trên trái đất, đă tuyên xưng đức tin của ḿnh vào Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa thật và là con người thật, Đấng cứu chuộc nhân loại, Chúa của lịch sử, Hoàng Vương Thái B́nh. Như Thánh Phêrô, họ hỏi Người: “Chúng con c̣n biết theo ai? Thày có những lời sự sống đời đời?” (Jn.6:68).

 

Tối hôm nay, chúng ta tuyên xưng cùng một đức tin như  Thánh Phêrô. Chúng ta tin tưởng rằng, Chúa Giêsu Kitô có những lời sự sống, và Người nói những lời sự sống này cho giáo hội, cho tất cả những ai lấy đức tin và ḷng cậy trông mở tâm trí ḿnh ra cho Người.

 

2-         “Tôi là vị mục tử nhân lành. Vị mục tử nhân lành hiến mạng sống ḿnh v́ chiên” (Jn.10:11). Phần suy niệm đầu của chúng ta được soi sáng bởi những lời Chúa Giêsu trong Phúc Âm Thánh Gioan ấy.

 

Vị Mục Tử Nhân Lành hiến mạng sống ḿnh. Sự chết tấn công sự sống.

 

Ở tầm mức cảm nghiệm nhân loại, sự chết là kẻ thù của sự sống. Nó là một tên trộm làm lũng đoạn ước muốn được sống của chúng ta. Điều này đặc biệt hiển nhiên nơi trường hợp chết bất thường hay bức tử, hầu hết xẩy ra trong trường hợp sát hại kẻ vô tội.

 

Bởi thế, không lạ ǵ, trong Mười Điều Răn, Chúa của sự sống, Thiên Chúa của giao ước, phải lên tiếng ở Núi Sinai rằng: “Các ngươi không được phép giết người” (Ex.20:13; x.Mt.5:21).

 

Những lời “các ngươi không được phép giết người” được ghi khắc nơi các tấm bia giao ước – trên các tấm bia lề luật. Thế nhưng, ngay trước đó nữa, lề luật này cũng đă được khắc ghi nơi tâm can con người rồi, nơi chính cung thánh của lương tri mỗi một con người. Trong Thánh Kinh, con người đầu tiên cảm nghiệm được mănh lực của của lề luật này đó là Cain, kẻ đă hạ sát Abel em ḿnh. Ngay sau khi nhúng ta vào tội ác kinh hoàng, hắn cảm thấy toàn thể cái nặng nề trong việc phạm đến giới răn không được sát nhân. Mặc dầu hắn đă cố gắng tránh né sự thật, cho rằng “Tôi là người giữ em tôi hay sao?” (Gn.4:9), th́ tiếng nói nội tâm của hắn cũng cứ lập đi lập lại rằng “Ngươi là tên sát nhân”. Tiếng nói đó là lương tâm của hắn, và nó không thể nào bị bưng bít.

3-         (Đức Thánh Cha nói bằng tiếng Pháp):  Qua gịng thời gian, những mối đe dọa đối với sự sống không giảm bớt. Chúng c̣n tăng lên khủng khiếp. Chẳng những bị đe dọa từ bên ngoài, từ những động cơ tự nhiên hay từ một “Cain” sát hại “Abel” nào đó – mà c̣n bị đe dọa theo sắp xếp một cách khoa học và có phương pháp nữa. Thế kỷ 20 đă là một thời điểm ồ ạt tấn công sự sống, là một chuỗi không thôi chiến tranh loạn lạc và là một cuộc tàn sát liên tục các con người vô tội. Những ngụy tiên tri và ngụy sư phụ đă thành công nhiều lắm.

 

Trong khi đó, những kiểu mẫu tiến bộ giả tạo cũng đă mang lại nguy cơ cho mức quân b́nh về môi sinh tương xứng của Trái Đất. Con người – được dựng nên theo h́nh ảnh và tương tự như Đấng Hóa Công – tức phải là một vị mục tử nhân lành chăm sóc môi sinh họ đang hiện hữu và sống động. Đây là một công việc xa xưa, một công việc được gia đ́nh nhân loại thực hiện khá thành công dọc suốt gịng lịch sử, cho đến những thời gian gần đây, chính con người lại trở nên kẻ phá hoại môi trường thiên nhiên của ḿnh. Điều này đă xẩy ra hay đang xẩy ra ở một số nơi.

 

Không phải chỉ có thế thôi. C̣n cả cái ư thức hệ chống lại sự sống nữa đang lan tràn – một thái độ hận thù sự sống trong ḷng mẹ và sự sống trong giai đoạn cuối cùng của nó. Thực thế, khi mà khoa học và ngành y khoa đang đạt được cái khả năng bảo toàn sức khỏe và sự sống, th́ các mối đe dọa phương hại đến sự sống lại càng bị ngấm ngầm tác hại hơn nữa. Phá thai và mê tử – một việc giết người thực sự – đang được đón nhận như là một thứ “quyền lợi” và là những giải quyết cho các “hoạn nạn” – hoạn nạn của cá nhân hay của xă hội. Không phải chỉ v́ được thực hiện một cách hợp pháp và có khoa học, mà việc tàn sát các kẻ vô tội ít có lỗi và gây ra hủy hoại. Ở những đô thị tân tiến, sự sống – tặng ân đầu tiên của Thiên Chúa, và là quyền lợi căn bản của mỗi một người mà nhờ nó họ mới có các quyền lợi khác – thường bị coi chẳng khác ǵ như một thứ hàng hóa nữa, được sắp đặt, giao dịch và lợi dụng tùy theo tiện ích.

 

(Đức Thánh Cha nói bằng tiếng Ư): Tất cả những điều này xẩy ra như thế, trong khi Chúa Kitô, Vị Mục Tử Nhân Lành, lại muốn chúng ta “được sự sống”. Người thấy mọi sự đều đe đọa sự sống. Người thấy lang sói đến hủy diệt và phân tán chiên. Người thấy tất cả những con người đang cố lẻn vào đàn chiên lại chính là những tên ăn trộm và cướp bóc (x.Jn.10:1-13). Người thấy rất đông các bạn trẻ phung phí đời ḿnh vào một cuộc thoát bay vô trách nhiệm và giả trá. Nghiện hút, rượu chè, sách báo khiêu dâm và dục t́nh buông thả, bạo lực: Đó là những nạn trầm trọng của xă hội cần phải được cả xă hội nghiêm trọng đối phó, tại  quốc gia xứ sở cũng như trên b́nh diện quốc tế. Thế nhưng, chúng cũng là những thảm cảnh riêng tư nữa, và chúng cần phải được đối phó bằng các tác động yêu thương và đoàn kết cụ thể giữa người với người, bằng một cuộc phục hồi đại thể về cái cảm quan trách nhiệm của từng người trước nhan Thiên Chúa, trước người khác và trước lương tâm của ḿnh. Chúng ta là những người coi giữ anh em của chúng ta! (x.Gn.4:9).

 

II

 

4-         (Đức Thánh Cha nói bằng tiếng Anh):  Tại sao lương tri của giới trẻ không chống lại t́nh trạng này, nhất là không chống lại sự dữ về luân lư được phát xuất từ những lựa chọn riêng tư? Tại sao lại có rất nhiều người đă ngả theo những thái độ và hành vi cử chỉ phạm đến phẩm giá con người, và làm méo mó đi h́nh ảnh của Thiên Chúa nơi chúng ta? Việc vạch mặt chỉ tên cái nguy hại về luân lư cho cá nhân cũng như cho nhân loại khi chiều theo sự dữ và tội lỗi là chuyện b́nh thường đối với lương tri con người. Thế mà, không phải bao giờ cũng làm được như vậy. Có phải v́ chính lương tri đang mất đi cái khả năng phân biệt lành dữ rồi chăng?

 

Trong thứ văn hóa thiên về kỹ thuật, trong đó, con người được sử dụng để làm chủ vật chất, khi khám phá ra các định luật và cơ cấu của nó để biến đổi nó theo ư muốn của ḿnh, th́ cái nguy hiểm cũng phát xuất từ cái ư muốn lèo lái lương tri và những mệnh lệnh của nó. Trong một thứ văn hóa chủ trương không thể nào có những chân lư thật sự phổ quát th́ không có ǵ là tuyệt đối nữa. Do đó, kết cục lại – họ nói – sự thiện và sự dữ khách quan không c̣n là vấn đề nữa. Sự thiện có nghĩa là những ǵ thỏa thích hay hữu ích vào một lúc nào đó. Sự dữ nghĩa là cái phản nghịch lại với những ước muốn chủ quan của chúng ta. Mỗi người có thể tạo nên cho ḿnh một cái thang giá trị riêng tư.

 

5-         Hỡi giới trẻ, các con đừng chịu thua cái nền luân lư sai lầm đang tràn lan này. Các con đừng dập tắt lương tri của các con! Lương tri là cốt lơi kín mật nhất và là cung thánh của con người, nơi chỉ có một ḿnh chúng ta đối diện với Thiên Chúa (x.Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng Gaudium et Spes, đoạn 16). “Trong thẳm cung của lương tâm ḿnh, con người khám phá ra một lề luật không do chính họ đặt ra song họ vẫn phải tuân theo” (ibid.). Lề luật đó không phải là một lề luật thuộc nhân ở bên ngoài, mà là tiếng của Thiên Chúa kêu gọi chúng ta trong việc giải thoát ḿnh khỏi móng vuốt của các ước muốn xấu xa và tội lỗi, thôi thúc chúng ta t́m kiếm điều tốt lành và chân thật. Chỉ khi nào biết lắng nghe tiếng của Thiên Chúa trong con người sâu thẳm nhất của ḿnh, cũng như biết tác hành theo lương tâm hướng dẫn, các con mới đạt tới niềm tự do các con khát vọng. Như Chúa Giêsu nói, chỉ có chân lư mới giải thoát các con (x.Jn.8:32). Mà sự thật này không phải là hoa trái do óc tưởng tượng của mỗi cá nhân. Thiên Chúa đă ban cho các con trí thông ḿnh để nhận biết chân lư, cũng như đă ban cho các con ḷng muốn để chiếm được sự thiện về luân lư. Ngài đă ban cho các con ánh sáng lương tri để hướng dẫn những quyết định của các con, để yêu mến sự thiện và tránh lánh sự dữ. Chân lư về luân lư th́ khách quan, một lương tâm được đào luyện xứng hợp cũng có thể nhận ra nó.

 

Thế nhưng, nếu chính lương tâm bị băng hoại th́ làm sao nó có thể phục hồi lại được? Nếu lương tâm– là ánh sáng – không c̣n chiếu soi nữa, th́ chúng ta làm sao có thể chế ngự được bóng tối về luân lư? Chúa Giêsu nói: “Con mắt là đèn soi thân thể. Nếu mắt các con tốt, th́ thân thể của các con sẽ được tràn đầy ánh sáng; bằng mắt của các con xấu, th́ thân thể của các con sẽ ở trong tối tăm. Mà nếu ánh sáng của các con trở nên tăm tối, th́ cái tăm tối ấy sẽ mù mịt biết là chừng nào!” (Mt.6:22-23).

Tuy nhiên, Chúa Giêsu c̣n nói: “Tôi là ánh sáng thế gian. Không ai theo Tôi sẽ bước đi trong tăm tối; không, họ sẽ được ánh sáng sự sống” (Jn.8:12). Nếu các con theo Chúa Kitô, các con sẽ lấy lại được vị trí đúng đắn và vai tṛ xứng hợp cho lương tâm của ḿnh, và các con sẽ là ánh sáng thế gian, là muối đất (x.Mt.5:13).

 

Việc tái sinh lương tâm cần phải được thực hiện bởi hai nguồn mạch: thứ nhất, bởi nỗ lực nhận biết một cách chắc chắn chân lư khách quan, kể cả chân lư về Thiên Chúa; và thứ hai, bởi ánh sáng của niềm tin tưởng vào Chúa Giêsu Kitô, Đấng duy nhất có những lời sự sống.

 

6-         (Đức Thánh Cha nói bằng tiếng Tây Ban Nha): Trước cảnh hùng vĩ núi non ở Colorado, trong bầu không khí trong lành tỏa lan an b́nh và trầm lắng trên thiên nhiên, tâm hồn con người tự nhiên thoát lên lời ca chúc tụng Đấng Hóa Công: “Ôi Chúa là Chúa của chúng con, lạ lùng thay danh Chúa khắp trên hoàn cầu!” (Ps.8:2).           

 

Hỡi đoàn hành hương giới trẻ, thế giới hữu h́nh này như là một tấm bản đồ chỉ đường về trời, nơi Thiên Chúa hằng sống đời đời ngự trị. Chúng ta học biết để nh́n thấy Đấng Tạo Hóa bằng việc chiêm ngưỡng vẻ đẹp nơi các tạo vật của Ngài. Sự thiện hảo, khôn ngoan và uy quyền toàn năng của Thiên Chúa chiếu tỏa trên thế giới này. Trí thông minh của con người, thậm chí cả sau nguyên tội đi nữa – nếu nó không bị đám mây mù lầm lạc và đam mê che phủ – vẫn có thể khám phá ra bàn tay của nhà nghệ sĩ trong các kỳ công Ngài đă thực hiện. Lư trí có thể nhận biết Thiên Chúa qua cuốn sách thiên nhiên: một Thiên Chúa cá biệt, vô cùng thiện hảo, khôn ngoan, quyền năng, vĩnh cửu, Đấng siêu vượt trên thế gian, đồng thời cũng hiện diện nơi thẳm sâu nhất của các loài tạo vật Ngài dựng nên. Thánh Phaolô viết: “Bởi việc tạo thành thế gian mà những thực tại vô h́nh, quyền năng hằng hữu và thần tính của Thiên Chúa, đă trở nên hữu h́nh, qua những sự vật Ngài đă dựng nên” (Rm.1:20).

 

Chúa Giêsu đă dạy chúng ta nh́n thấy bàn tay của Chúa Cha nơi vẻ đẹp của các đóa huệ đồng nội, của loài chim trời, của bầu trời đêm, của cánh đồng đến mùa gặt hái, của các khuôn mặt trẻ em, qua các nhu cầu của người nghèo khó và thấp hèn. Nếu các con nh́n vào vũ trụ bằng một con tim tinh tuyền, các con cũng sẽ được thấy nhan Thiên Chúa (x.Mt.5:8), v́ nó tỏ cho thấy mầu nhiệm về t́nh yêu thương quan pḥng của Chúa Cha.

 

Giới trẻ đặc biệt nhậy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, và tinh thần cảm thấy hứng khởi khi chiêm ngưỡng nó. Thế nhưng, nó phải là một việc chiêm ngưỡng đích thực. Chiêm ngưỡng mà không nhận ra được dung nhan của một Người Cha cá thể, thông biết, tự do và ưu ái, song chỉ thấy được cái dáng vẻ lu mờ của một thần tính vô cá thể hay một quyền năng vũ trụ nào đó, th́ chưa đủ. Chúng ta không được lầm lẫn giữa Đấng Tạo Hóa với thiên nhiên tạo vật của Ngài.

 

Tạo vật tự ḿnh không có sự sống, ngoại trừ được Thiên Chúa ban cho. Trong việc khám phá ra sự vĩ đại cao cả của Thiên Chúa, con người nhận ra vị trí đặc thù của Ngài nơi thế giới hữu h́nh này: “Chúa đă dựng nên con người kém thiên thần một chút, song đă tôn vinh con người bằng vinh quang và vinh dự. Chúa đă cho con người cai quản các công việc do tay Ngài thực hiện, khi đặt tất cả mọi sự dưới chân con người” (Ps.8:6-7). Phải, việc chiêm ngưỡng thiên nhiên chẳng những tỏ cho chúng ta thấy Đấng Hóa Công, mà c̣n thấy được cả vai tṛ của con người nơi thế giới Ngài tạo thành nữa. Theo đức tin, nó tỏ cho chúng ta thấy tầm vóc cao cả nơi phẩm giá của chúng ta là loài được dựng nên theo h́nh ảnh Ngài.

 

Để có sự sống và được một sự sống viên măn, để phục hồi t́nh trạng ḥa hợp nguyên thủy nơi thiên nhiên tạo vật, chúng ta cần phải tôn trọng h́nh ảnh thần linh ấy nơi tất cả mọi thụ tạo, nhất là nơi chính sự sống con người.

 

7-         (Đức Thánh Cha nói bằng tiếng Anh): Khi ánh sáng đức tin thấm nhập vào ư thức về thiên nhiên này, chúng ta sẽ đạt tới một xác tín mới. Những lời của Chúa Kitô “Tôi đến cho chúng được sự sống và được một sự sống viên măn” đă hoàn toàn là một sự thật.

 

Trước tất cả mọi quyền lực của sự chết, bất chấp tất cả mọi thứ ngụy sư phụ, Chúa Giêsu Kitô vẫn tiếp tục hiến cho loài người một niềm hy vọng chân thực và thực tiễn. Người là vị mục tử thực sự của thế giới. Bởi v́ Người và Cha là một (x.Jn.17:22). Người với Cha là một nơi thần tính của Người; Người với chúng ta là một nơi nhân tính của Người.

 

V́ mặc lấy cho ḿnh thân phận loài người của chúng ta, Chúa Giêsu Kitô đă có thể truyền đạt cho tất cả những ai, hiệp nhất với Người nơi phép rửa, sự sống ở nơi bản thân Người. Và v́ nơi Chúa Ba Ngôi, sự sống là yêu thương, chính t́nh yêu này là t́nh yêu Thiên Chúa đă tuôn đổ vào ḷng chúng ta nhờ Thánh Thần là Đấng được ban cho chúng ta (x.Rm.5:5). Sự sống và t́nh yêu bất khả phân ly: t́nh yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta và t́nh yêu của chúng ta đáp trả – t́nh yêu của Thiên Chúa và t́nh yêu thương hết mọi anh chị em. Đó là đề tài của phần cuối của buổi chúng ta suy niệm tối hôm nay.

 

 

Phần Ba

 

 

T

hần Linh đă dẫn các con tới Denver để làm cho các con tràn đầy sự sống mới: tức là để ban cho các con một đức tin cậy mến mạnh mẽ hơn. Hết mọi sự ở nơi các con – trí khôn và tâm hồn, ư muốn và tự do, tặng ân và tài năng – tất cả đều được Chúa Thánh Thần sử dụng để làm cho các con thành “những tảng đá sống” trong việc xây dựng “ngôi nhà thiêng liêng” là giáo hội (x.1Pt.2:5). Giáo Hội này bất khả phân ly với Chúa Giêsu; Người yêu thương Giáo Hội như vị hôn phu yêu thương người hôn thê của ḿnh. Giáo Hội này, hôm nay đây, nơi Hiệp Chủng Quốc cũng như tại tất cả các quốc gia xứ sở của các con, cần phải được cảm mến và cộng tác từ nơi giới trẻ của ḿnh, thành phần là niềm hy vọng tương lai của Giáo Hội. Trong Giáo Hội, mỗi người đóng một vai tṛ, và tất cả mọi người chúng ta cùng nhau xây đắp thân thể duy nhất của Chúa Kitô, Dân duy nhất của Thiên Chúa.

                                Vào lúc ngàn năm thứ ba đang tiến tới, Giáo Hội biết rằng, Vị Mục Tử Nhân Lành vẫn tiếp tục, cũng như đă luôn luôn, là niềm hy vọng vững chắc cho nhân loại. Chúa Giêsu Kitô không bao giờ thôi làm “cửa chiên”. Cho dù lịch sử về tội lỗi của nhân loại có chống lại sự sống đi nữa, Người cũng không bao giờ thôi lập lại, bằng cùng một ḷng cương quyết và yêu thương, rằng: “Tôi đến cho chúng được sự sống và được một sự sống viên măn” (Jn.10:10).

 

                        2-         Điều này xẩy ra thế nào được? Chúa Kitô làm sao có thể ban cho chúng ta sự sống, nếu sự chết góp phần vào cuộc sống của chúng ta? “Con người được ấn định sẽ phải chết một lần rồi sau đó là phán xét” (Heb.9:27) làm sao có thể xẩy ra được?

 

                        Chính Chúa Giêsu đă cung cấp cho chúng ta câu trả lời – và câu trả lời này là lời tuyên ngôn của t́nh yêu thần linh, cao điểm của mạc khải Phúc Âm có liên quan đến t́nh yêu của Thiên Chúa Cha đối với toàn thể tạo sinh. Câu trả lời đó đă có sẵn trong dụ ngôn về Vị Mục Tử Nhân Lành. Chúa Kitô nói: “Vị Mục Tử Nhân Lành hiến mạng sống ḿnh v́ chiên” (Jn.10:11).

 

                        Chúa Kitô Mục Tử Nhân Lành đang hiện diện giữa chúng ta, giữa các dân tộc, các quốc gia, các thế hệ và các chủng tộc, như Đấng “đă hiến mạng sống ḿnh v́ chiên”. Như thế là ǵ, nếu không phải là chính t́nh yêu cao cả hay sao? Đó chính là cái chết của Đấng vô tội: “Con Người ra đi như lời Thánh Kinh nói về Người, song khốn cho kẻ ra tay phản nộp Con Người” (Mt.26:24). Chúa Kitô trên cây thập giá là một tiêu biểu phản khắc đối với mọi thứ tội ác phạm đến giới luật không được sát nhân. Người đă hiến mạng sống ḿnh hy sinh cho phần rỗi thế giới. Không ai lấy được mạng sống nhân loại của Người, mà là chính Người đă tự bỏ mạng sống ḿnh đi. Người có quyền bỏ nó đi cũng như có quyền lấy nó lại (x.Jn.10:18). Đó là một tự hiến thực sự. Đó là một tác động tự do cao qúi.

 

                        Phải, Vị Mục Tử Nhân Lành hiến mạng sống ḿnh. Thế nhưng, chỉ là để lấy nó lại (x.Jn.10:17). Nơi sự sống mới phục sinh, Người đă trở nên – theo lời Thánh Phaolô – là “thần linh ban sự sống” (1Cor.15:45), Đấng giờ đây có thể tràn tuôn tặng ân sự sống xuống trên tất cả những ai tin tưởng vào Người.

 

                        Sự sống chết đi – sự sống phục hồi – sự sống ban phát. Trong Người, chúng ta được sự sống, sự sống Người có ở nơi mối hiệp nhất với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Nếu chúng ta tin tưởng nơi Người. Nếu chúng ta nên một với Người bằng t́nh yêu thương, khi nhớ rằng “ai kính mến Thiên Chúa th́ cũng phải yêu thương anh em ḿnh” (1Jn.4:21).

 

3-            (Đức Thánh Cha nói bằng tiếng Tây Ban Nha): Hỡi Vị Mục Tử Nhân Lành, Chúa Cha yêu thương Người v́ Người đă hiến mạng sống ḿnh đi. Chúa Cha yêu thương Người là Đấng Tử Giá, v́ Người đă ra đi chịu chết, hy hiến mạng sống ḿnh v́ chúng con. Và Chúa Cha yêu thương Người, khi Người chiến thắng sự chết bằng cuộc phục sinh của ḿnh, tỏ ra cho thấy một sự sống bất khả hủy diệt. Người là sự sống – và do đó, Người cũng là đường lối và là sự thật của cuộc sống chúng con (x.Jn.14:6).

                       

                        Người phán: “Tôi là Vị Mục Tử Nhân Lành, Tôi biết chiên Tôi và chiên Tôi biết Tôi, như Cha biết Tôi và Tôi biết Cha” (Jn.10:14-15). Người là Đấng biết Cha (x.Jn.10:15) – Người Cha chung duy nhất của tất cả mọi người – Người biết tại sao Cha yêu thương Người (x.Jn.10:17). Ngài yêu thương Người v́ Người hiến mạng sống ḿnh cho tất cả mọi người. Khi Người nói: “Ta hiến mạng sống ḿnh v́ chiên”, th́ có nghĩa là Người không bỏ sót một con nào. Người đến thế gian để ôm lấy hết mọi người, để tụ họp con cái bị phân tán (x.Jn.11:52) của cả gia đ́nh nhân loại lại thành một đàn. Thế mà vẫn c̣n nhiều người chưa biết Người: “Tôi c̣n có những chiên khác không thuộc về đàn này. Tôi cũng phải dẫn cả chúng về nữa” (Jn.10:16).

 

4-            (Đức Thánh Cha nói bằng tiếng Anh): Hỡi Vị Mục Tử Nhân Lành, xin hăy dạy giới trẻ đang họp nhau nơi đây, xin hăy dạy giới trẻ trên khắp thế giới, ư nghĩa của việc “bỏ đi” mạng sống của ḿnh theo ơn gọi và sứ vụ. Như Chúa đă sai các tông đồ đi rao giảng Phúc Âm cho đến tận cùng trái đất, th́ này xin Chúa cũng hăy thách đố giới trẻ của Giáo Hội trong việc thực thi sứ vụ trọng đại, để làm cho Chúa được nhận biết bởi tất cả mọi người chưa nghe về Chúa! Xin Chúa hăy ban cho giới trẻ này ḷng can đảm và quảng đại của những vị thừa sai cao cả trong quá khứ để, nhờ chứng nhân đức tin của họ, cùng với t́nh đoàn kết với mọi anh chị em đang thiếu thốn của họ, thế giới có thể khám phá ra sự thật, sự thiện và sự mỹ nơi sự sống chỉ  một ḿnh Chúa mới có thể ban tặng.

 

                        Xin Chúa hăy dạy giới trẻ đang tụ họp nhau ở Denver đây biết nhận lănh sứ điệp về sự sống và sự thật của Chúa, về t́nh yêu và ḷng đoàn kết, để mang đến tận tâm điểm của các đô thị tân tiến, đến tận cốt lơi của tất cả mọi hoạn nạn đang giáng xuống trên gia đ́nh nhân loại ở vào cuối thế kỷ 20 này.

 

                        Xin Chúa hăy dạy giới trẻ biết sử dụng xứng đáng tự do của ḿnh. Xin hăy dạy cho họ biết rằng tự do cao cả nhất đó là hết ḿnh hy sinh cho nhau. Xin hăy dạy họ biết ư nghĩa của những lời Phúc Âm: “Ai mất sự sống v́ Thày th́ sẽ t́m lại được nó” (Mt.10:39).

 

                        5-         Hỡi Vị Mục Tử Nhân Lành, chúng con yêu mến Chúa v́ tất cả những điều ấy.

                       

                        Giới trẻ tụ họp ở Denver đây yêu mến Chúa, v́ họ yêu mến sự sống, tặng ân của Đấng Hóa Công. Họ yêu chuộng sự sống nhân loại của họ như nó là con đường băng qua thế giới được tạo thành này. Họ yêu chuộng sự sống như sự sống là một việc làm và như là một ơn gọi.

 

                        Họ yêu chuộng một sự sống khác nữa, một sự sống mà qua Người, Chúa Cha hằng hữu đă ban cho chúng con: đó là sự sống của Thiên Chúa nơi chúng con, là qùa tặng cao cả nhất đối với chúng con.

 

                        Người là Vị Mục Tử Nhân Lành!

                        Không c̣n một vị mục tử nhân lành nào khác nữa.

 

                        Người đă đến để chúng con được sự sống – và để chúng con được sự sống viên măn. Sự sống không phải ở cấp độ nhân trần, mà là một sự sống theo tầm vóc của Người Con – Người Con đẹp ḷng Cha mọi đàng.

 

                        Lạy Chúa Giêsu Kitô, chúng con cảm tạ Người v́ lời Người đă phán: “Tôi đến cho chúng được sự sống và được sự sống viên măn” (Jn.10:10). Giới trẻ của Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ tám đây hết ḷng tri ân Người.

 

                        Maranatha!

 

                        Tại nơi đây, tại Cherry Creek State Park ở Denver này, tại đại hội giới trẻ từ khắp nơi trên thế giới này, chúng con kêu lên rằng:

 

                        Maranatha! “Lạy Chúa Giêsu Kitô, Xin Người hăy đến” (Rev.22:20).

 

 

(Bán Nguyệt San Origins CNS Documentary Service, vol.23, No.11, Aug.26/1993)